Chỉ với vài nguyên liệu liệu đơn giản là bạn đã có ngay những chiếc bánh nếp chiên thơm ngon rồi đấy. Lớp vỏ ngoài được chiên vàng đều, giòn rụm, khi cắn vào sẽ cảm nhận được độ dẻo và vị ngọt từ gạo nếp.
Nếu bạn yêu thích sự đẹp mắt từ những chiếc bánh, thì bánh gạo nếp đào sẽ là một sự lựa chọn hợp lý cho bạn đấy. Qua bàn tay chế biến khéo léo đã tạo nên những chiếc bánh nhỏ xinh màu hồng nhạt đẹp mắt. Khi ăn có thể cảm nhận rõ được lớp vỏ ngoài dẻo mịn, bên trong là lớp nhân bùi bùi của đậu trắng hòa quyện với những viên đào ngọt thanh, giòn giòn.
Bánh mochi là loại bánh truyền thống của Nhật Bản được du nhập vào nước ta và được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon. Bánh mochi bao gồm 3 lớp chính: lóp ngoài cùng được làm từ gạo nếp được chọn lọc kỹ để tạo nên lớp vỏ bánh dẻo, lớp giữa thường biến tấu thành nhiều loại nhân khác nhau, điển hình là nhân đậu đỏ, và cuối cùng là lớp lõi kem lạnh bên trong.
Lại thêm một cách chế biến món ăn với những nguyên liệu gần gũi và đơn giản để tạo nên một món ăn thơm ngon. Bánh nếp khi nướng lên có thể cảm nhận được hương thơm đặc trưng, tuy không có độ xốp như bột mì nhưng bột nếp với vị dai ngon, dẻo ngọt sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú khi ăn đấy.
Bột nếp khi được kết hợp cùng với các nguyên liệu khác nhau đã tạo nên được những món ăn làm phong phú thêm bữa ăn gia đình. Các món mặn như bột nếp hấp nhân tôm thịt với lớp vỏ bánh mềm dẻo bao lấy nhân tôm thịt đậm đà, ăn kèm với nước mắm ớt pha đúng vị. Đối với các món ngọt như bánh lá dứa hấp nước dừa và bánh khoai mì hấp nước dừa với hương vị thơm lừng từ nước cốt dừa hòa quyện với lớp vỏ bánh mang vị ngọt đặc trưng của gạo nếp.
Bánh tro là một trong những loại bánh truyền thống của người dân Việt Nam. Bánh tro khi hấp thường được cuốn với lá chuối để lưu giữ được hương vị. Với lớp vỏ ngoài dẻo mịn, bánh tro thường được ăn kèm với mật mía để có thể cảm nhận rõ được lớp vỏ ngoài dẻo thơm, lớp nhân đậu xanh bùi bùi hòa quyện với vị ngọt lịm của mật mía.
Đối với những ngày mưa mà có được một bát bánh đúc nóng hổi thơm lừng thì còn gì bằng. Bánh đúc được xem là món ăn hằng ngày của mọi người. Khi ăn có thể cảm nhận được vị bánh dẻo quánh, ngậy và thơm, đi kèm với đó là thịt băm xào đậm đà kết hợp với nước mắm chua ngọt pha đúng vị.
Là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Hàn Quốc, tokbokki dần được nhiều quốc gia săn đón bởi hương vị thơm ngon, trong đó có Việt Nam. Với màu đỏ bắt mắt cùng vị cay thơm hấp dẫn, tokbokki sẵn sàng đánh gục mọi thực khách. Các nguyên liệu trong tokbokki thường bao gồm bánh gạo - tokbokki, thịt bò, giá đỗ, nấm đông cô, cà rốt và hành tây.
Là loại bánh có xuất xứ từ Nghệ An, với nguyên liệu chính là bột gạo nếp và mật mía, bánh mật sẽ là món ăn tuyệt vời dành cho các tín đồ ưa ngọt. Bánh ngào nên thưởng thức vào mùa đông hoặc những ngày mưa sẽ rớt thích hợp bởi vị cay cay và thơm của gừn, vị bùi của lạc và vị ngọt từ mật mía sẽ khiến cho bạn cảm thấy ngon miệng và ấm lòng hơn.
Được xem là loại bánh đại diện cho những ngày lễ Tết, bánh chưng không chỉ ngon mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa đậm chất dân tộc. Bánh chưng là một trong những loại bánh được hòa hợp nhiều mùi vị đa dạng nhất, từ vị thơm dẻo của gạo nếp, ngọt bùi từ đậu xanh, đến vị béo ngậy của thịt mỡ và hương thơm đặc trưng từ tiêu, hành, lá dong.
Bánh giầy là loại bánh thường được dùng trong ngày lễ Giỗ Tổ hàng năm. Bánh giầy kẹp chả lụa là sự kết hợp được nhiều người ưa thích nhất. Khi ăn có thể cảm nhận được độ dai và dẻo mịn của bột gạo, chả lụa giòn giòn thơm ngon và chấm thêm 1 ít muối tiêu sẽ khiến món ăn thêm đậm đà hơn.
Bánh ít lá gai là đặc sản ở vùng Bình Định, sau này với hương vị thơm ngon mà bánh đã được lan rộng ra cả nước. Bánh ít lá gai có vị dẻo, không dính răng, phần nhân bên trong có vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dầu, bùi của đậu và cay nồng của gừng tạo nên một cảm giác ngon miệng cho người ăn.